Sai Lầm Thường Gặp Khi Tự Build PC
Việc tự build PC không khó – bạn có thể hoàn thành mọi công đoạn từ A đến Z bằng hai tay và một chiếc tua vít phù hợp. Tuy nhiên vẫn có những sai lầm mà cả tân thủ lẫn những người giàu kinh nghiệm đều có thể mắc phải tự build PC. Bài viết này của ITCOMS xin được chia sẻ về những sai lầm đó, giúp bạn có thể né tránh và lắp ráp máy tính thuận lợi hơn.
1.Quá chú trọng vào CPU khủng và VGA khủng
Hiện nay có một sai lầm mà nhiều người vẫn còn mắc phải đó là nghĩ rằng muốn máy tính của mình chơi game thật tốt, thật mượt thì nhất định phải có chip khủng, VGA khủng. Cũng chính vì thế mà đa phần người dùng muốn đầu tư vào bộ máy chơi game thường chỉ chú trọng tìm kiếm những Chipset cùng với những loại VGA. Hay bộ nguồn mới nhất, mạnh nhất, mà bỏ quên đến nhu cầu chơi game của bản thân, hay tầm quan trọng của hiệu năng của các thiết bị phần cứng.
Thực tế hoàn toàn cho thấy bạn đã đầu tư sai lầm và lãng phí rất nhiều tiền bạc cho các thiết bị phần cứng đắt đỏ, bởi lẽ sẽ chẳng mấy ai có thể tận dụng triệt để hết sức mạnh từ các thiết bị này. Thay vào đó sự tương hợp giữa các thiết bị phần cứng mới là điều quan trọng, nó sẽ mang lại hiệu năng xử lý cao nhất có thể.
Vì lẽ đó bạn không nên kết hợp các thiết bị phần cứng theo kiểu thích gì thì chọn đó được, nếu không số tiền bạn bỏ ra sẽ vô cùng uổng phí, đây là hiện tượng dễ gặp phải với nhiều người, đặc biệt là những đối tượng mới bắt đầu xây dựng cấu hình PC, vẫn còn nghiệp dư.
Việc tìm đến những linh kiện khủng khi tự build PC chưa chắc đã giúp bạn có được bộ máy tính mạnh mẽ và phù hợp nhu cầu
2.Chủ quan sự cần thiết của bộ nguồn
Chức năng của một bộ nguồn tuy không phải là làm tăng mức FPS, tăng băng thông internet cũng như giúp tăng hiệu suất của máy vượt bậc như thế nào, nhưng cũng không vì thế mà bạn bỏ qua sự cần thiết của một bộ nguồn mạnh. Bộ nguồn được ví như trái tim của bộ nguồn vậy, hệ thống PC có hoạt động tốt hay không còn tùy thuộc vào độ khỏe mạnh của bộ nguồn được trang bị ra sao.
Một bộ nguồn máy tính tốt cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
- Điện áp đầu ra phải ổn định, không bị nhiễu, không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các linh kiện xung quanh khác.
- Khi hoạt động không tỏa nhiệt, không rung hay gây ồn quá nhiều.
- Có nhiều chuẩn đầu ra và chuẩn chân cắm. Chuẩn chân cắm phải bọc dây gọn gàng.
- Phải đảm bảo hoạt động ổn định đúng công suất thiết kế trong một thời gian dài.
3.Bỏ qua phần mềm bản quyền
Nhiều game thủ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn có thể lên đến hàng chục triệu đồng để đầu tư cho bộ PC chơi game của mình. Thế nhưng lại chẳng mấy ai chịu mua hẳn một phần mềm có bản quyền hẳn hoi với mức giá tối đa cũng chỉ vài trăm ngàn đồng để trang bị cho bộ “chiến hữu”của mình.
Ở Việt Nam điều này cũng khó nói ai đúng ai sai, bởi lẽ hiện tượng dùng chui phần mềm khá là phổ biến. Dù cho những cảnh báo bản quyền về các phần mềm diệt virus được crack chui này có xuất hiện thường xuyên thế nào cũng không thể khiến nhiều người dùng thay đổi quan điểm này đượ
Ngược lại bộ máy chơi game của bạn sẽ luôn trong trạng thái ổn định nhất khi được bảo vệ khỏi nguy cơ virus xâm nhập chỉ với vài trăm ngàn đồng đầu tư cho một phần mềm diệt virus chính thống.
Nếu đã quyết định chi trả cho một khoản chi phí lớn cho bộ PC chơi game bạn luôn mong đợi, thì đừng ngần ngại bảo đảm cỗ máy luôn an toàn tuyệt đối chỉ với các phần mềm có bản quyền cần thiết. Chắc chắn bạn sẽ không hối hận với những trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhất đâu.
4.Chọn Mainboard và CPU không tương thích
Sẽ có nhiều thế hệ CPU khác nhau ra đời và được cải tiến dần theo mỗi giai đoạn phát triển, do đó độ tương thích với các chuẩn socket cũng khác nhau. Ví dụ như không thể nào để một con CPU Intel đời 8 gắn với mainboard đời 7 mà có thể chạy được.
Tình trạng này thường khá xảy ra với những người mới bắt đầu tập tành build PC, bởi vì họ ít khi để ý đến chuẩn socket, đến khi gắn vào không được mới phát hiện ra thì rất uổng phí. Vì thế trước khi xác nhận mua thiết bị CPU và mainboard, bạn phải kiểm tra thật cẩn thận đơn hàng để tránh nhầm lẫn tai hại nhé!
5.Thiếu công cụ
Một dàn PC thường có nhiều linh kiện cần được cố định bằng ốc vít, và chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ vài mm. Vì vậy, chỉ cần một lần tuột tay là những con vít này có thể rơi tọt vào các khe hẹp trong thùng máy hoặc tệ hơn là “mất tích” giữa đống hộp, giấy, sách mà bạn để xung quanh. Vít từ tính sẽ giúp giải quyết vấn đề này, còn khay từ tính cho phép bạn dễ dàng sắp xếp và phân loại các con vít của mainboard, thùng máy, bộ nguồn,… và tránh nhầm lẫn hay thất lạc.
6.Chạm tay trần vào các khe, chân kết nối
Các linh kiện PC được kết nối với nhau bằng chân cắm và khe cắm với màu vàng sáng rực rỡ. Bạn nên tuyệt đối tránh chạm tay vào các vị trí này, bởi bàn tay chúng ta thường dính dầu, mồ hôi, ẩm ướt, bụi bặm và tất cả những thứ này có thể bám vào các chân cắm, khiến chúng tiếp xúc không tốt. Và thế là bạn sẽ gặp phải một loạt hậu quả, từ đơn giản như máy không nhận RAM đến bất ổn khi hoạt động.
Để tránh mắc phải sai lầm này lại rất đơn giản, bạn có thể dùng găng tay hoặc cầm ở các cạnh, nơi không có các chân cắm tiếp xúc. Nếu đã lỡ làm điều này và cảm thấy máy không hoạt động tốt, bạn có thể lau chùi bằng isopropyl alcohol hoặc mua các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho bo mạch hoặc thiết bị điện tử nhạy cảm khác.
Ngoài ra, việc chạm tay vào linh kiện còn có một rủi ro nữa là tĩnh điện. Đây là một điều thường xuyên xảy ra trong quá trình ráp máy, và có thể làm hỏng món linh kiện đắt tiền của bạn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, nhưng để ngăn ngừa nó cũng rất đơn giản: bạn chỉ việc mua vòng chống tĩnh điện hoặc đứng chân trần trên bề mặt cứng (sàn nhà gạch, gỗ,…). Tránh đứng trên thảm lông hay mặc áo lông vì nó sẽ khiến bạn bị nhiễm tĩnh điện.
7.Quá nhiều keo tản nhiệt
Các quạt tản nhiệt – dù là bán rời hay đi kèm CPU – thường đều đã được bôi sẵn keo tản nhiệt, nhưng sẽ có lúc người dùng muốn tự mình bôi keo. Việc này là khá dễ dàng nhưng hãy chú ý sử dụng vừa đủ lượng keo để bao phủ bề mặt tiếp xúc chứ đừng dùng thừa, bởi nó có thể phản tác dụng và khiến nhiệt độ không thể được giải thoát một cách hiệu quả khỏi CPU. Trong trường hợp tệ nhất khi keo quá nhiều và chảy vào trong socket CPU, nó có thể gây hư hại cho máy tính của bạn.
Để có thể dùng keo tản nhiệt hiệu quả, đầu tiên hãy làm nóng keo trong bình chứa/ xi lanh bằng cách xoa trong lòng bàn tay hoặc nhỏ nước ấm. Điều này sẽ giúp keo mềm hơn và dễ sử dụng hơn. Sau đó, lấy một lượng nhỏ keo bằng khoảng hạt gạo bôi lên mặt tiếp xúc, rồi trải đều lớp keo này trên bề mặt trước khi áp nó lên mặt CPU.
Qua bài viết trên đây, ITCOMS hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về những sai lầm thường gặp khi tự build PC nhé!
Lý Do Lựa Chọn
DỊCH VỤ CỦA ITCOMS CÓ GÌ TỐT?
Tận tình tư vấn
Với kinh nghiệm hơn 10+ năm cung cấp và vận hành dịch vụ công nghệ. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn, doanh nghiệp sử dụng tài nguyên Máy tính, Laptop, Máy in hiệu quả và tiếp kiệm
Xử lý nhanh , hiệu quả
Luôn online sẵn sàng hỗ trợ qua Zalo và Điện thoại. Khách hàng chỉ cần yêu cầu là chúng tôi hỗ trợ ngay. Kết nối ngay sau khi liên hệ. Có mặt nhanh chỉ từ sau 30 phút liên hệ
Giải pháp riêng biệt & Linh động
Không chỉ là SỬA MÁY TÍNH Chúng tôi còn cung cấp cho bạn GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ phù hợp. Các gói dịch vụ định kỳ giúp bạn dễ dàng nắm rõ tính hình máy móc thiết bị tại văn phòng
Nhân sự giàu kinh nghiệm
Chúng tôi kết hợp giữa đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm thâm niên cùng những kỹ thuật trẻ năng động đầy nhiệt huyết giúp mang đến quý khách sự chuyên nghiệp và uy tín nhất